Sợi carbon có thể bị cấm dùng trong ô tô, các hãng xe thêm mối lo mới

Hotline: 0904 860 937 / 0936 489 159

phutungotogta@gmail.com

Phụ tùng ô tô GTA 20+ năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối phụ tùng ô tô chính hãng các dòng xe Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc

Phụ tùng ô tô GTA 20+ năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối phụ tùng ô tô chính hãng các dòng xe Nhật, Mỹ, Đức, Hàn Quốc

Sợi carbon có thể bị cấm dùng trong ô tô, các hãng xe thêm mối lo mới
Ngày đăng: 15/04/2025 05:14 PM

    Sợi carbon nhẹ hơn nhôm và bền hơn thép nhưng Liên minh châu Âu lại đang muốn cấm vật liệu này trong ngành ô tô bằng cách phân loại nó là chất nguy hại.

    Các chất như chì, thủy ngân, cadmium và crôm hóa trị sáu từ lâu đã bị Liên minh châu Âu (EU) xếp vào danh sách chất nguy hại. Tuy nhiên, chúng vẫn được phép sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô nhờ các miễn trừ không áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng khác. Giờ đây, một vật liệu khác cũng có nguy cơ bị cấm hoàn toàn trong xe hơi ở châu Âu, đó là sợi carbon.

    Theo một báo cáo mới, Nghị viện châu Âu - cơ quan lập pháp của EU - gần đây đã hoàn tất bản dự thảo sửa đổi của Chỉ thị về xe cuối vòng đời (ELV) nhằm điều chỉnh cách tháo dỡ và tái chế xe, hướng đến mục tiêu thân thiện với môi trường hơn. Trong đó, lần đầu tiên trên thế giới, sợi carbon được phân loại là vật liệu gây hại.

    Sợi carbon có thể bị cấm dùng trong ô tô, các hãng xe thêm mối lo mớiSợi carbon có thể bị cấm dùng trong ô tô, các hãng xe thêm mối lo mới.

     

    Sợi carbon được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, tua-bin gió, ô tô cũng như một phần nhỏ trong xe máy vì có độ bền vượt trội so với thép và nhẹ hơn nhôm. Dù đắt đỏ hơn cả hai loại vật liệu trên do quá trình sản xuất phức tạp nhưng sợi carbon mang đến những lợi ích vượt xa chi phí, đặc biệt trong các dòng xe hiệu suất cao hoặc ô tô điện.

    Theo công ty nghiên cứu Roots Analysis của Mỹ, thị trường sợi carbon toàn cầu trị giá 5,48 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng trưởng trung bình 11%/năm, đạt 17,08 tỷ USD vào năm 2035. Riêng ngành ô tô chiếm từ 10-20% lượng tiêu thụ sợi carbon và con số này sẽ còn tăng nhanh khi các hãng xe tìm cách giảm trọng lượng cho xe điện vốn nặng hơn do phải mang theo bộ pin lớn.

    Việc sử dụng sợi carbon là giải pháp lý tưởng với các hãng xe cao cấp, nơi yếu tố chi phí không quan trọng bằng hiệu suất vận hành và phạm vi hoạt động - hai yếu tố bị ảnh hưởng nặng bởi trọng lượng xe.

    Vì sao EU muốn cấm sợi carbon?

    Lý do khiến EU muốn cấm dùng sợi carbon trong ô tô chính là vấn đề xử lý chất thải. Khi sợi carbon (vốn được kết hợp với nhựa epoxy) bị loại bỏ, các sợi nhỏ có thể phát tán vào không khí. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho máy móc do khả năng gây chập mạch mà còn có thể gây đau rát nếu tiếp xúc với da hoặc màng nhầy của con người.

    Theo Nikkei Asia, 3 công ty Nhật Bản là Toray Industries, Teijin và Mitsubishi Chemical hiện nắm giữ 54% thị phần sợi carbon toàn cầu sẽ là những bên chịu thiệt hại nặng nhất nếu lệnh cấm được thông qua. Với Toray, ngành ô tô là lĩnh vực lớn thứ 3 sau hàng không và năng lượng gió. 50% doanh thu của Toray trong ngành ô tô hiện đến từ thị trường châu Âu.

    Không chỉ ô tô điện, nhiều loại xe sử dụng động cơ đốt trong hoặc xe hybrid cũng dùng sợi carbon. Thậm chí, hãng McLaren còn chế tạo toàn bộ khung xe từ vật liệu này.

    Tuy nhiên, nếu lệnh cấm này được thông qua thì cũng phải đến năm 2029 mới chính thức có hiệu lực. Nói cách khác, các hãng ô tô vẫn còn 4 năm để tìm giải pháp cho vấn đề này. Điều khiến các hãng ô tô đau đầu nhất lúc này chính là mức thuế nhập khẩu ô tô lên đến 25% mà chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa áp dụng tại Mỹ.

    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline